Chùa Tiêu Sơn – Bắc Ninh
Tên gọi: Chùa
Tiêu, Chùa Tiêu Sơn, Chùa Thiện Tâm
Tọa lạc: Tiêu Thượng, Từ Sơn, Bắc
Ninh .
Năm xây dựng : Giữa thế kỷ VII
Người xây dựng : Lý Công Uẩn tu bổ
lại.
VỊ TRÍ
Nằm gần trung tâm Phật giáo Luy
Lâu, lịch sử chùa Tiêu Sơn gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc. Linh khí
đất Tiêu Sơn đã sản sinh cho dân tộc một người con ưu tú. Đó là vua Lý Thái Tổ.
Cách Hà Nội hơn 20km, trên đường
đi Bắc Ninh, có tấm biển lớn chỉ đường về chùa Tiêu, thuộc xã Tương Giang (Từ
Sơn, Bắc Ninh). Giữa cánh đồng mênh mông trồi lên một ngọn núi, đứng từ
xa trông rõ tượng thiền sư Vạn Hạnh khổng lồ nhìn về Thăng Long.
Chùa nằm ở sườn núi, xa xa là
dòng sông Tương uốn lượn, phong cảnh thực hữu tình. Thật đúng là:
“Chim sáo cây rừng
kêu ẩn sớm/
Chùa Tiêu bóng tháp
khểnh nằm trưa”
(Tiêu Sơn hoài cổ
thi).
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Chùa xây dựng từ giữa thế kỷ VII,
đến thời Lý được tôn tạo rộng lớn nghiệm hơn. Nơi đây còn ngôi tháp cổ xây năm
808 chứa di hài hoà thiếu của các nhà sư trụ trì tại chùa.
Đến Tiêu Sơn, ngay trên đường lên
nhà Tổ và chùa chính, ta gặp một nhà bia. Ở hai cột nhà bia đắp nổi đôi câu đối:
Lý gia linh tích tồn bi ký,
Tiêu lĩnh danh khu đắc sử truyền.
(Dấu thiêng nhà Lý còn bia tạc,
Danh thắng non Tiêu có sử truyền).
Ở giữa nhà bia đặt một tấm bia bằng
đá nhám kích thước 60 x 40 x 25cm, mặt chính khắc bốn chữ “Lý gia linh thạch”.
Bia trước ở vách núi, ba mặt bị đất cỏ che lấp, khi chuyển vào nhà bia, người
ta mới biết mặt sau có khắc chữ Hán.
Chùa Thiện Tâm quy mô to lớn. Trước
đây, hằng năm có hàng trăm tăng, ni từ khắp nước về đây nghe kinh, giảng đạo.
Trong nhiều thế kỷ, chùa là nơi khắc ván in các bộ kinh lớn của nhà Phật. Vào
năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ngôi cổ tự bỗng chốc đã biến thành đống
tro tàn. May thay ở sườn núi còn khá nguyên vẹn 14 ngọn tháp, là nơi yên nghỉ của
các vị sư tổ.
Vào những năm 80 của thế kỷ XX,
chùa Tiêu Sơn đã được dựng lại đơn sơ trên nền móng cũ.
Năm 1992, nhân dân địa phương
công đức tiền của dựng ngôi bảo tháp thờ vọng Lý Vạn Hạnh ở trước tòa tam bảo;
lại dựng tượng vị thiền sư trên đỉnh núi Tiêu.
Năm 1993 trên núi Tiêu Sơn mới dựng
tượng đài Sư Vạn Hạnh. Tượng Sư Lý Vạn Hạnh tạo ở thế tọa thiền cao 8m, mặt hướng
về phía kinh thành Thăng Long.
Năm 2001 dựng lầu Bồ Tát giữa hồ
nước lớn trước chùa.
Năm 2002 dựng nhà Tổ.
Năm 2003 dựng tam bảo theo kiến
trúc xưa.
Nơi đây Lý Khánh Văn đã tu hành
và từng nuôi day Lý Công Uẩn – Vạn Hạnh cũng có đến tu ở chùa này.
Chùa còn tấm bia đá nhám, có nhan
đề Lý gia lịch thạch (40 x 60cm) khắc chữ Hán, trong đó có đoạn nói: “Chùa Thiện
Tâm chủ trì tăng viện là sư Lý Vạn Hạnh người ở Cổ Pháp. Đặc biệt phía động bên
tả ngạn có bà Phạm Mẫu người ở Hoa Lâm khi lên chùa đèn nhang thấy một vị thần
hầu đứng cạnh cột chùa. Người dạy đi theo vào giữa hang núi lấy của… Từ ấy là
ngẫm sự việc hiện nơi mặt, thường ngồi trên núi buổi đầu rất linh thiêng. Việc
ngẫu nhiên thành có thai sinh người con họ Lý”. Chi tiết này phù hợp với sử
chép: “Mẹ Lý Công Uân họ Phạm đi chơi chùa Tiên Sơn cùng với người thần giao cảm
rồi có chửa”, và “năm 1009 Lý C. Uẩn lên ngôi tôn mẹ Phạm Thị là Minh Đức Hoa
thái hậu”. Đó là mô típ phổ biến chẳng khác gì mẹ Thánh Gióng, chỉ ướm lên vết
chân Thần mà mang sinh ra Thánh Gióng, Phù Đổng v… Huyền thoại về bà họ Phạm
nơi đây khá đậm nét ở làng cùng với bao nhiều giai thoại về Lý Công Uẩn. Như
chuyện chép ở Việt sử lược biên vào năm Duy Tân Kỷ Dậu (1909) tác giả viết: Trước
hôm bà họ Phạm mang con đến chùa để Khánh Văn phận làm con nuôi, con chó đá tự
nhiên sủa được, kết hợp với quẻ bói của sư Khánh Văn, sư nói với mọi người “Sẽ
có thánh nhân đến”, quả nhiên có Phạm Thị bồng con đến. Về Lý Công Uẩn, sách
Bách chiến trang đài Phạm Đình Dục viết: Bà sinh vua Thái Tổ (nhà Lý)
chùa Tiêu Sơn, khi trở dạ có 1 đạo
hào quang từ trên trời bay vào phòng, biết đó là điềm lành. Khi vua mới lên 3,
sư Vạn Hạnh nhìn thấy ngạc nhiên nói: “Thằng bé này không phải người thường, lớn
lên tất sẽ làm chủ thiên hạ”. Còn chuyện, năm Lý Công Uẩn lên 6 tuổi nhà sứ sai
đem sản lên chùa cúng Hộ pháp, Công Uẩn khoét sản ăn trước, hôm sau sự gọi lên
mắng, Công Uẩn giận lắm lên chùa đánh Hộ pháp 3 cẳng tay và viết sau lưng cho
tượng mấy chữ “Đồ tam thiên lý” (đày ba ngàn dặm). Chữ viết không ai rửa xoá được,
sau đó Công Uẩn chỉ lấy ngón tay xoa xoa là sạch ngay. Có lần Công Uẩn trốn học,
sư Vạn Hạnh trói cả đêm ở tam quan, muỗi đốt không ngủ được, tức cảnh ngâm 4
câu thơ. Tạm dịch:
“Trời làm màn gọi, đất làm chiên
Nhật nguyệt cùng ta một giấc yên
Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng”
Vạn Hạnh nghe thơ cho là có khí
tượng đế vương nên rất mừng, từ đó ra công dạy dỗ và lo toan cho Công Uẩn nên
nghiệp lớn. Theo sử sách cổ và truyền kể từ dân gian, chùa Tiêu
Sơn đã có từ rất lâu đời. Đến thời nhà Lý, Bắc Ninh trở thành một trung
tâm Phật giáo Kinh Bắc và chùa được nhà sư (Quốc sư) Lý Vạn Hạnh chủ trì.
Một số ghi chép khác:
Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn
thư, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí đều có ghi chép về
chùa Tiêu và truyền thuyết về Lý Công Uẩn, như sau: “Thái tổ họ Nguyễn (Lý).
Người châu Cổ Pháp Lộ Bắc Giang. Mẹ là Phạm Thị, ngày 12 tháng 2 năm thứ 5 niên
hiệu Thái Bình (974) sinh ra vua. Vua khi bé đã thông minh, khí độ, rộng rãi,
du học ở chùa Lục Tổ, sư Vạn Hạnh trông thấy lấy làm lạ nói rằng: Đây là người
phi thường sau này lớn lên tất có thể cứu nước, yên dân làm bậc minh chủ thiên
hạ”.
Khi Lý Công Uẩn được 3 tuổi đã được
mẹ đem lên chùa Tiêu gửi Thiền sư Lý Vạn Hạnh nuôi dạy lớn khôn. Chùa Tiêu còn
bảo lưu nhiều tài liệu cổ vật và những truyền thuyết, giai thoại phản ánh sống
động về sự tích lai lịch, công trạng của Lý Công Uẩn, Quốc sư Lý Vạn Hạnh đã có
công nuôi dưỡng giáo dục Lý Công Uẩn từ thơ ấu cho tới lớn khôn trưởng thành,
sau trở thành bậc Minh Vương khai lập nền văn minh Đại Việt. Nhớ công ơn Vua Lý
Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra Thăng Long, Hà Nội, tại chùa hiện nay
còn lưu giữ bản Chiếu dời đô.
Đặc biệt, đây còn là ngôi chùa
duy nhất ở Việt Nam không có hòm công đức. Mỗi gian thờ có 1 người ngồi nhìn
khách đến chiêm bái. Có nhiều người đã biết đến thủ tục không đặt tiền lễ,
nhưng cũng có nhiều người chưa biết. Người ngồi nhìn khách chiêm bái trong chùa
chỉ để ý xem người đó đặt bao nhiêu lễ trên ban, sau khi người đó ra khỏi gian
thờ thì có trách nhiệm cầm gửi lại tiền lễ, hoặc chuyển cho nhà sư trụ để làm
công đức ở những trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi. Theo sư cụ Đàm Chính trụ
trì tại đây cho biết: Nhà chùa chỉ nhận tiền công đức khi đang xây dựng cơ sở vật
chất cho chùa. Khi xây dựng xong thì nhà chùa không nhận bất kỳ tiền công đức của
ai. Vì khi nhận phải trông coi, không trông coi được sẽ bị đánh cắp. Khi nào
nhà chùa xây dựng, cải tạo gì sẽ lại kêu gọi người dân công đức.
BÍ ẨN NHỤC THÂN 300 TUỔI ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG
Thêm một bí ẩn mà có lẽ chỉ có
người đến chùa tận mắt xem mới thực sự tin đó là thật. Năm 2014 chùa được chính
quyền địa phương khai quật pho tượng táng gần 300 tuổi trước tòa Tam Bảo. Đây
là nhục thân trong ngôi tháp là Hòa thượng Như Trí, người viên tịch nhưng vẫn
còn giữ nguyên hình thể.
Hòa thượng Như Trí là người có công trùng san và in nhiều bộ sách Phật học, nổi
tiếng là cuốn sách cổ “Thiền uyển tập anh”. Nó ghi lại các tông phái Thiền học
và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh,
Lê, Lý, Trần, có giá trị cả về mặt văn học, triết học và văn hóa dân gian.
Theo lịch sử Phật giáo, Thiền sư
Như Trí là người đã có công khắc in Thiền Uyển Anh tập vào năm 1715 tại chùa
Tiêu Sơn. Đây là bộ sử Thiền có giá trị trong kho tàng văn hoá Phật giáo nước
nhà. Trong bài kệ truyền pháp của chùa Tiêu Sơn cũng có một đoạn nói về Thiền
sư Như Trí: “Minh chân như tính hải. Kim tường phổ chiếu thông. Chí đạo thành
chính quả. Giác ngộ chứng chân không”. Nửa thế kỷ trở lại đây, ngôi tháp được bịt
kín, trông bề ngoài không khác là bao so với các ngôi tháp khác trong vườn.
Theo một nhà nghiên cứu về đạo Phật
thì hệ phái Thiền Tông lấy pháp vô tướng làm căn bản, hành đạo mà không lưu dấu
vết. Việc để lại xác thân của các Thiền sư là một cách thể hiện lý tưởng Bồ tát
đạo để cho người đời sau chứng nghiệm, có tu là có kết quả, tu kiếp nào thì kết
quả hiện tiền kiếp ấy. Tượng Thiền sư Như Trí tư thế ngồi thẳng, mắt mở to, tay
để vững chãi, chân bán già; tuy đã tịch diệt nhưng tinh thần không lìa bỏ thế
gian. Bằng xác thân của mình, Ngài như đang dẫn dắt người đời sau đến với đạo một
cách chân thực, giản dị.
Dòng tượng bó cốt nhục thân các thiền sư không chỉ có ý nghĩa về lịch sử, văn
hoá mà còn chứng tỏ những khả năng kỳ diệu của con người. Lần lượt bóc sạch những
lớp vỏ bí hiểm của tôn giáo để chứng minh cho một chân lý: có tu thì có đắc.
Trong gian nhà Tổ, dưới chân pho
tượng chứa nhục thân bất hoại của thiền sư Như Trí, ni sư Đàm Chính ngồi trầm mặc,
một tay lần tràng hạt, một tay đều đều gõ mõ lốc cốc.
Một lần, khi tình cờ nhìn qua khe
hở do viên gạch rơi ra, ni sư Đàm Chính ghé mắt nhìn vào và giật mình suýt ngã
khi thấy rõ ràng một người đang ngồi kiết già trong tháp. Hoảng quá, ni sư Đàm
Chính cầm viên gạch bịt kín lại và chôn chặt chuyện này trong lòng, không kể với
bất kỳ ai.
Theo các tài liệu còn lưu lại ở
chùa, thiền sư Như Trí là đệ tử nối pháp của thiền sư Chân Nguyên. Thiền sư Như
Trí cùng người thầy Chân Nguyên của mình tiếp nối tinh thần phục
hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Theo các tài liệu của thiền phái Trúc
Lâm, sau khi mãn duyên độ sinh, ngài an nhiên trước sinh tử, nhập thất kiết già
và để lại nhục thân bất hoại.
Theo ni sư Đàm Chính, nếu không
có sự kiện một người chăn trâu mò lên tháp tìm của quý, chọc thủng pho tượng
thiền sư Như Trí, thì ni sư quyết đem bí mật về pho tượng kia xuống suối
vàng.
Năm ấy, một người đàn ông trong
làng, khi thả trâu trên núi Tiêu, đã mò lên tháp Viên Tuệ với ý định tìm… vàng
bạc.
Gỡ mấy viên gạch ra, ông này nhìn
thấy một pho tượng giống hệt một người còm nhom đang ngồi trong tháp. Do tò mò,
ông ta đã kiếm một cây gậy chọc thử vào pho tượng. Kết quả, ông ta chọc thủng mặt
vị thiền sư đã an tọa gần 300 năm trong tháp gạch rêu phong.
Sau này người chăn trâu này
bị bệnh trọng, thế là lời đồn thổi về một nhà sư chết ngồi trong tháp rất linh
thiêng lan truyền khắp xóm thôn.
Biết không thể giấu kín chuyện
này mãi, ni sư Đàm Chính đã báo cáo với Hòa thượng Thích Thanh Từ - Trụ trì Thiền
viện Trúc Lâm ở Đà Lạt.
PGS. TS Nguyễn Lân Cường kể, hồi
đang tu bổ nhục thân Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu, một tỳ kheo của
Thiền viện Trúc Lâm đã đến xem và có ý yêu cầu ông tu bổ giúp một nhục thân nữa,
tuy nhiên, gặng hỏi mãi mà vị tỳ kheo kia nhất quyết không nói đó là nhục thân
nào, ở chùa nào.
Đến tận năm 2004, sau khi viết
xong dự án “Tu bổ và bảo quản thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu Sơn” và được phê duyệt,
TS. Nguyễn Lân Cường mới có điều kiện tiếp cận với nhục thể vị thiền sư kỳ lạ
này.
Hầu hết thông tin từ pho tượng nhục
thân của thiền sư Như Trí cung cấp cho TS. Nguyễn Lân Cường, cũng giống như nhục
thân hai vị thiền sư chùa Đậu.
Thiền sư Như Trí cũng tịch trong
tư thế ngồi thiền và được các đệ tử phết bên ngoài bằng một lớp bồi gồm đất tổ
mối, sơn ta, mùn cưa…
Điều khác biệt là trong lớp
bồi không có thếp vàng, thếp bạc. Nhưng trong lớp bồi lại có những miếng đồng mỏng,
có tác dụng đỡ cho nhục thân ngài qua nhiều năm không bị gục xuống.
Điều vô cùng ngạc nhiên với TS.
Nguyễn Lân Cường khi tu bổ pho tượng táng này, đó là ông đã phát hiện ra một khối
hợp chất bằng quả bưởi nằm trong bụng thiền sư Như Trí.
Ông Cường khẳng định: “Tượng được
phủ kín bằng lớp bồi, phía dưới lại có đáy gốm hình tòa sen, do đó, khối vật chất
này không thể lọt vào ổ bụng được”.
Tin chắc khối vật chất này chính
là nội tạng của thiền sư Như Trí, song ông Cường và các nhà khoa học vẫn lấy mẫu
chuyển đến Viện Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia để phân tích.
Đúng như dự đoán, kết quả phân
tích hóa học cho thấy, hợp chất lấy từ bụng thiền sư Như Trí chính là các chất
còn lại của phần phủ tạng.
Từ kết quả này, TS. Nguyễn Lân Cường
suy luận rằng, trong bụng hai vị thiền sư chùa Đậu cũng có khối hợp chất còn lại
của nội tạng mà máy chụp X-quang không phát hiện được.
Theo lời TS. Nguyễn Lân Cường,
khi mở am tháp, ông đau lòng vô cùng khi chứng kiến thiền sư Như Trí ngồi thiền
trong môi trường ẩm mốc. Toàn bộ nhục thân của ngài đã bị tỷ tỷ vi khuẩn
xâm nhập phá hoại, thậm chí, rất nhiều loại côn trùng, bò sát đẻ trứng quanh
ngài.
Với sự xâm hại nghiêm trọng của
thời tiết, vi khuẩn, côn trùng hàng mấy trăm năm, lẽ ra toàn thể nhục thân của
ngài đã phải về với cát bụi, thế nhưng, vì sao ngài vẫn còn nguyên vẹn, thậm
chí cả khối vật chất của phủ tạng cũng vẫn còn nguyên vẹn? Câu hỏi này chưa có
lời giải đáp.
Việc tu bổ pho tượng táng nhục
thân thiền sư Như Trí đã hoàn thành từ năm 2004. Thiền sư đã trở lại dáng vẻ gần
như ban đầu và tiếp tục "ngồi kiết già" trong nhà thờ Tổ với sự bảo
quản vô cùng kỹ lưỡng của khoa học hiện đại
Ngày 5-3-2004, trước sự chứng kiến
của hàng trăm nhà sư, Phật tử và đại diện chính quyền địa phương, ngôi tháp cổ
đã được khai mở. Và nhục thân Thiền sư Như Trí trong tư thế ngồi kiết già được
rước ra, bị hư hỏng nặng: tay rụng, mắt trái thủng, toàn thân nứt nẻ.
Nơi cất giữ tượng ẩm thấp, nước vẫn
tiếp tục nhỏ xuống từ các mạch vữa lở lói.
Trên tháp có tấm bia nhỏ ghi: Đây
là "Viên Tuệ tháp" được đệ tử nối pháp của ngài là Tính Phong (cùng
hàng môn nhân) dựng vào mùa xuân năm 1723 đời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Bảo
Thái thứ tư. Như vậy pho tượng và ngôi cổ tháp đã có ít nhất 281 năm tuổi.
Dòng sông Tiêu Tương
và văn hóa người Việt
Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “sông Tiêu Lương cũ ở địa giới phủ Từ Sơn,
phát nguyên từ cái đầm lớn xã Phù Lưu huyện Đông Ngàn, chảy từ phía tây sang
đông bắc qua xã Tiêu Sơn huyện Yên Phong, chuyển sang địa phận hai huyện Tiên
Du và Quế Dương vào sông Thiên Đức (sông Đuống).
Sách Địa chí Hà Bắc ghi rằng:
“Sông Tiêu Tương, ở địa giới huyện Tiên Sơn phát nguyên từ hồ Lãng Bạc chảy từ
phía tây sang đông bắc qua xã Tương Giang, Vân Tương, qua các làng quan họ nổi
tiếng như Lim, Bưởi, Ó, Se, Bò… rồi chảy vào sông Cầu”
Người dân trong xã Từ Sơn, huyện Tiên Du chỉ biết rằng: Dòng sông Tiêu Tương
ngày nay còn lại chỉ một đoạn ngắn nhìn như một chiếc hồ chạy quanh chân núi
Tiêu phía trước cửa chùa Tiêu. Nhưng với họ vẫn truyền miệng về một mối tình đẹp
đẽ của chàng Trương Chi với nàng Mỵ Nương con quan Thừa tướng.
Câu chuyện cổ đi từ truyền thuyết qua thơ văn, âm nhạc vào đi vào đời sống của
người dân đậm nét văn hóa. Chuyện kể về một chàng đánh cá nghèo tên là Trương
Chi sống trong một chiếc thuyền chài nhỏ trên sông Tiêu Tương. Ngày ngày, chàng
vừa thả lưới, vừa cất lời ca, tiếng hát. Tiếng hát của chàng vọng đến lầu của
nàng Mỵ Nương con quan Thừa tướng. Nghe tiếng hát Mỵ Nương đem lòng yêu chàng
Trương Chi say đắm…
Không chỉ nổi tiếng với mối tình
đẹp đẽ đầy chất thơ văn, mà theo một số nghiên cứu thì mặc dù sông Tiêu Tương
đã bị bồi lắng, có đoạn thành đường, thành ruộng, nhưng trong sử sách nó đã nối
các vùng văn hóa kinh Bắc suốt những thời kỳ dựng nước và giữ nước của người Việt,
từ khi An Dương Vương xây dựng quốc gia Âu Lạc cho đến khi Ngô Quyền đánh thắng
quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng và lên ngôi đóng quân ở Cổ Loa năm 938.
Một số nghiên cứu cho biết: Sông Tiêu Tương bắt nguồn từ một nhánh sông Hồng đi
qua Cổ Loa, Dục Tú, Phù Lưu, Dương Lôi, Tam Sơn, Tương Giang, Lim, Xuân Ổ,… tạo
nên một hệ thống giao thông thuỷ có vai trò đặc biệt quan trọng giao thương
hàng hóa kinh tế khu vực phía Bắc và truyền bá văn hoá từ trung tâm Cổ Loa tới
các khu vực dân cư nằm ven hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, hình thành những
vùng văn hóa đặc trưng riêng có với các làn điệu cổ.
Dọc theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta có rất nhiều địa
danh nổi tiếng trong lịch sử gắn với Hoàng Giang. An Dương Vương, triều vua
khai sáng của người Việt từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đã lợi dụng dòng
Hoàng Giang tạo nên các đoạn hào tự nhiên để bảo vệ thành Cổ Loa.
Ngày nay, ngay bên nhánh của sông Hoàng Giang là sông Đuống người ta đã tìm thấy
phát tích của Vua Hùng là Kinh Dương Vương (ông nội của Lạc Long Quân). Người
dân ở đây cho rằng: Sông Tiêu Tương dường như đã gắn liền với lịch sử hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Kinh Dương Vương và chùa Tiêu cùng nằm bên cạch sông Đuống. Đứng ở bên này di
tích Kinh Dương Vương nhìn sang bên kia sông Đuống là chùa Tiêu. Để nối 2 điểm
di tích danh thắng này, tỉnh Bắc Ninh vừa khởi công xây dựng cây cầu nối 2 bờ
sông Đuống.
Tìm hiểu về dòng sông Tiêu Tương và khu di tích chùa Tiêu ai đến một lần sẽ muốn
đến nữa để biết thêm về một vùng đất cổ còn nhiều bí ẩn, với bao truyền thuyết
gắn với lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét